Báo cáo tồn kho hiện tại
Tổng quan về tính năng:
Báo cáo tổng hợp tồn kho là bản báo cáo tổng hợp số lượng hàng tồn kho của cơ quan, cơ sở kinh doanh và doanh nghiệp. Báo cáo này kiểm soát số lượng hàng hóa, vật tư tồn kho theo thơi gian tại một thời điểm nhất định. Trong đó, nêu rõ tình trạng số lượng của hàng hoá còn tồn đọng, số lượng hàng hóa sắp nhập và sắp xuất dự kiến.
Đường dẫn đến tính năng:
BÁO CÁO --> BÁO CÁO KHO -> BÁO CÁO BÁO CÁO TỒN KHO HIỆN TẠI
Màn hình báo cáo tồn kho hiện tại
Bước 1: Trong đó “Bộ lọc”
- Chi nhánh: Chọn chi nhánh muốn kiểm tra tồn kho, cho phép xem tồn kho một hoặc nhiều chi nhánh cùng lúc
- Ngành hàng: Chọn ngành hàng hóa muốn kiểm tra tồn kho cho phép xem tồn kho của một hoặc nhiều ngành hàng cùng lúc.
- Sản phẩm: Chọn mặt hàng muốn kiểm tra tồn kho, cho phép xem tồn kho một hoặc nhiều mặt hàng cùng lúc
- Lô/lot: chọn lô/lot muốn kiểm tra tồn kho cho phép xem tồn kho của một hoặc nhiều lô/lot cùng lúc.
Bước 2: Sơ lượt các cột dữ liệu thể hiện trên danh sách báo cáo.
- Stt: Số thứ tự tự động tăng theo số lượng dòng hàng hóa.
- Mã hàng hóa: Mã SKU (Stock Keeping Unit) là một mã định danh duy nhất cho từng hàng hóa/dòng hàng hóa trong kho, giúp quản lý hàng hóa hiệu quả hơn.
- Tên hàng hóa: Là thông tin mô tả chi tiết của một thông tin hàng hóa.
- Đvt cơ bản: Là đơn vị tính cơ bản, lưu trữ kho và là đơn vị tính cơ bản nhỏ nhất.
- Trạng thái: Thể hiện tình trạng của hàng hóa còn tồn kho hoặc là hết tồn hàng hóa.
- Số lô: Số lô (Batch Number/Lot Number) là một mã định danh được gán cho một lô hàng hóa cụ thể trong quá trình sản xuất, nhập kho hoặc phân phối. Mã này giúp truy xuất nguồn gốc, quản lý tồn kho và kiểm soát chất lượng sản phẩm.
- Ngày hết hạn: Ngày hết hạn (Expiry Date/EXP) là mốc thời gian cuối cùng mà sản phẩm còn được đảm bảo chất lượng, hiệu quả và an toàn để sử dụng. Sau ngày này, nhà sản xuất không còn chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm.
- Tổng số lượng tồn: Tồn kho thực tế là số lượng hàng hóa thực tế đang có trong kho tại một thời điểm cụ thể, được kiểm tra qua các phương pháp kiểm kê như kiểm kê thủ công, sử dụng hệ thống phần mềm quản lý kho hoặc kiểm tra qua mã vạch. Đây là số liệu quan trọng giúp bạn quản lý kho hiệu quả, tránh tình trạng thiếu hụt hoặc dư thừa hàng hóa.hàng hóa đã được xử lý nhập hàng hóa vào kho.
- Số lượng nhập hàng dự kiến: Số lượng nhập hàng dự kiến là số lượng hàng hóa mà bạn dự tính nhập khẩu hoặc nhập kho trong một khoảng thời gian nhất định, dựa trên dự báo nhu cầu hoặc kế hoạch kinh doanh. Con số này giúp bạn lập kế hoạch đặt hàng, quản lý tồn kho và đảm bảo cung ứng hàng hóa kịp thời.
- Số lượng xuất hàng dự kiến: Số lượng xuất hàng dự kiến là số lượng hàng hóa mà bạn dự tính sẽ xuất kho trong một khoảng thời gian nhất định, dựa trên dự báo nhu cầu khách hàng, doanh thu hoặc kế hoạch bán hàng. Con số này giúp bạn đảm bảo quản lý tồn kho hợp lý và tránh tình trạng thiếu hàng.
- Số lượng tồn kho lý thuyết: Đây là số liệu lý thuyết được tính toán từ số lượng hàng nhập vào kho, số lượng hàng xuất ra, và sự điều chỉnh do các hoạt động kho (như điều chỉnh sai sót, mất mát, hư hỏng).
Nó giúp dự báo tồn kho và đánh giá khả năng quản lý kho của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nó có thể không phản ánh chính xác số lượng thực tế trong kho vì không tính đến những yếu tố như mất mát hoặc sai sót trong quá trình nhập/xuất hàng.
Như vậy, chúng ta đã hoàn thành phần hướng dẫn xem Báo cáo tồn kho hiện tại . Cảm ơn các bạn đã đọc bài hướng dẫn của Team NaSys chúng tôi và hẹn gặp lại trong những bài hướng dẫn sau.